Unilever xây dựng nhà máy thông minh, số hóa chuỗi cung ứng
Thúc đẩy các dự án chuyển đổi số, định hướng xây dựng nhà máy và quản lý chuỗi cung ứng thông minh là chiến lược của Unilever Việt Nam.
Thúc đẩy các dự án chuyển đổi số, định hướng xây dựng nhà máy và quản lý chuỗi cung ứng thông minh là chiến lược của Unilever Việt Nam.
Hành trình chuyển đổi số của Unilever Việt Nam bắt đầu từ năm 2019 với tầm nhìn trở thành công ty hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi số. Trong đó, công tác số hóa tại chuỗi sản xuất và phân phối được doanh nghiệp đặt ra với các mục tiêu, lộ trình và kế hoạch cụ thể.
Trước hết, công ty hiện thực số hóa toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng. Hệ thống kết nối vạn vật (IoT - Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI) và siêu ứng dụng giúp kết nối mọi hoạt động trên cùng một nền tảng. Điều này cho phép tăng tốc độ hoạt động trong toàn chuỗi lên 10 lần, xử lý khối lượng lớn dữ liệu và công việc.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng hướng tới mô hình hoạt động liên tục theo thời gian thực (Real-time Operations) để có thể đáp ứng ngay các nhu cầu của khách hàng và thị trường. Đại diện doanh nghiệp cho biết, đây là đích đến quan trọng của chuỗi cung ứng mà các công ty hàng tiêu dùng trên thế giới hướng tới.
Để đạt những mục tiêu trên, Unilever Việt Nam chủ động đầu tư vào các tài năng kỹ thuật số bằng cách thu hút nhân tài, đào tạo chuyên sâu, thực hiện các dự án trọng điểm. Theo đó, Việt Nam là một trong những thị trường đầu tiên của Unilever thành lập nhóm chuyên gia chuyển đổi số chuyên biệt, đào tạo nội bộ hơn 300 nhà phân tích dữ liệu và tạo ra phong trào chuyển đổi số khắp các phòng ban.

Ông Phạm Mạnh Trí, Phó chủ tịch phụ trách Chuỗi cung ứng tại Unilever Việt Nam cho biết, từ góc độ của một doanh nghiệp hàng tiêu dùng gắn bó với hàng triệu gia đình Việt Nam, chuyển đổi số giúp Unilever nạp nhiên liệu cho hầu hết các hoạt động, tạo động lực nâng cao năng lực sản xuất và vị thế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp thúc đẩy việc tiếp cận khách hàng hiệu quả, cũng như tạo điều kiện cho việc phát triển nguồn nhân lực phù hợp với xu thế của tương lai.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển và đẩy mạnh hơn nữa hành trình số hóa, hoàn thành mục tiêu nhà máy và chuỗi cung ứng thông minh, góp phần vào chương trình Chuyển đổi số quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phát động", ông Trí nói.
Dự án cùng danh mục
Trong bối cảnh ngành công nghiệp thực phẩm không ngừng phát triển, việc tự động hóa đã trở thành xu hướng tất yếu để đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn. Khách hàng của chúng tôi là một nhà máy sản xuất bánh kẹo của Hàn Quốc đang đối mặt với bài toán khó khăn khi vừa phải duy trì sản lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường
ETEK đã xây dựng thành công dây chuyền đóng bao hoàn toàn tự động, với tổng sản lượng đạt đến 1200 bao/giờ. Hệ thống tự động bao gồm một loạt các thiết bị và công nghệ tiên tiến từ hệ thống vận chuyển tự động đến máy in bao, hệ thống kiểm tra thông tin và kiểm tra trọng lượng tự động, cùng với khả năng phát hiện và loại bỏ các bao lỗi.

Nhà máy sản xuất nước giải khát xây dựng dây chuyền đóng gói gia tăng sản lượng sản xuất với công nghệ trục xoắn lần đầu tiên được đưa vào vận hành tại Việt Nam.

Một nhà sản xuất mặt hàng tiêu dùng sữa hộp trẻ em tại Đà Lạt muốn tự động hóa các dây chuyền đóng gói sản phẩm của mình để cải thiện công suất, nâng cao hiệu quả, cắt giảm chi phí và loại bỏ khả năng xảy ra các vấn đề về chất lượng do lỗi của con người.